Monday, 29 February 2016

Nhà cổ Bình Thủy - Miền Tây Nam Bộ

( Sưu tầm tại: http://savitour.vn/tintuc-nha-co-binh-thuy-ngoi-nha-co-dep-nhat-mien-tay-2.html )

Cần Thơ (được mệnh danh là vùng đất Tây Đô) có hơn 70 ngôi nhà cổ mang nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Nhà cổ Bình Thuỷ Nằm ngay trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, ngôi nhà cổ của gia đình họ Dương (xây từ năm 1870), mỗi năm đón tiếp hàng ngàn lượt khách trong ngoài nước đến tham quan.

 nhà cổ bình thuỷ

Nhà cổ Bình Thuỷ một kiến trúc độc đáo

Nhà cổ Bình Thủy mang kiến trúc kiểu Pháp, là sự kết hợp giao lưu văn hóa Đông – Tây, được thể hiện nhiều họa tiết hoa văn đẹp mắt. Hiện nay, hậu duệ đời thứ sáu họ Dương là ông Dương Minh Hiển cùng gia đình tiếp tục kế thừa và giữ gìn.

Bước qua rào cổng kiên cố bằng bê tông và sắt theo kiểu dinh thự Pháp, du khách bắt gặp một cổng phụ nằm thẳng hàng với cổng rào, chếch về bên trái từ đường, xây dựng theo kiến trúc Á Đông. Hệ thống rui, mè, xà ngang bằng gỗ, mái lợp ngói ống, gờ bó mái bằng men xanh lục. Trên bờ nóc, đầu hồi trang trí hoa lá, cá vàng, kỳ lân, người cưỡi trâu, bình hoa... bằng xi măng.
Ngôi nhà rộng năm gian hai chái. Sân trước rộng lót gạch Tàu, lối vào nhà xây bốn cầu thang hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng. Nhà rộng thênh thang với sáu hàng cột gỗ lim đen bóng. Kết nối giữa hệ thống cột, xà là những chi tiết gỗ màu nâu chạm trổ hết sức tinh vi. Nhờ hệ thống cửa và cửa sổ thoáng đãng, dù trời nắng chang chang nhưng trong nhà vẫn rất mát mẻ. Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ – đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và chở từ Pháp sang. Ngôi nhà được chủ nhân xử lý chống mối và giữ độ lạnh trong nhà rất độc đáo, bằng cách rải đều dưới nền hơn 10cm muối hột, không dùng xi măng để xây mà dùng keo ô dước, toàn bộ hệ thống kèo và cột được nối kết không phải bằng đinh mà bằng mộng – ngoàm; luật đối xứng có âm có dương, có tả có hữu, có trước có sau được gia chủ đặc biệt chú ý...
nhà cổ bình thuỷ

 Nội thất  

 Điều đặc biệt, dù cách bài trí và nhiều đồ dùng trong nhà cổ mang phong cách Tây Âu, nhưng nơi trang trọng nhất là gian thờ vẫn theo phương Đông. Sự giao tiếp văn hóa Đông – Tây khá hài hòa, thể hiện được thẩm mỹ tinh tế của chủ nhân. Đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hóa cũng như tiến trình phát triển dưới nhiều tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.
Đến nhà cổ Bình Thủy, du khách còn có thể đàm đạo với gia chủ để hiểu thêm những điều lý thú khác như vị trí trong bữa ăn của một gia đình xưa như thế nào (con trai ngồi bên phải, con gái ngồi bên trái và cha mẹ ngồi giữa mặt hướng ra cửa chính), hòn non bộ vì sao xây trước cửa lớn; làm thế nào để thể hiện được khát vọng của gia chủ về một giang san thái bình, gia đạo an vui, cốt cách hướng thiện…

Vườn Lan Và Kho cổ vật ở nhà cổ Bình Thuỷ


Nhà cổ của gia đình họ Dương còn có một tên gọi khác là vườn lan Bình Thủy, bởi hậu duệ đời thứ năm của ngôi nhà là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa kiểng, xương rồng. Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, ông đã sưu tầm được nhiều giống lan quý rồi bắt đầu tổ chức các hội chơi lan, kết hợp mở tuyến du lịch đến nhà vào những năm 1980 để những người cùng sở thích có dịp trao đổi kinh nghiệm, cùng thưởng thức thú chơi hoa và làm thơ. Trước sân có hòn non bộ, hoa kiểng, bên phải là vườn lan, góc bên có cây xương rồng Mexico Kim lăng trụ cao khoảng 10m, khoảng 40 năm tuổi, năm 2005 cây ra hoa lần đầu tiên trông rất lạ mắt.
Ngoài ra, trong ngôi nhà còn có một “kho cổ vật” được gìn giữ qua nhiều đời như hai bộ bàn ghế có xuất xứ từ Vân Nam (Trung Quốc), mặt bàn bằng đá cẩm thạch vân xanh đường kính 1,5m, dày hơn 6cm; bộ sa–lông kiểu Pháp đời Louis 15, mặt bằng đá cẩm thạch sắc xanh; chùm đèn bạch đăng; tách chén nậm trà, rượu đời Minh – Thanh; bình Thượng ngọc men xanh cao 1,2m... Thú chơi đồ cổ của gia đình họ Dương đất Bình Thủy đã lẫy lừng lục tỉnh từ lâu. Nghe nói gia chủ đã mua cặp ngà voi châu Phi cao tới 2,2m ở Sài Gòn những năm 1940, cặp ngà này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh...
Nhiều đạo diễn, hãng phim đã chọn nhà cổ Bình Thủy làm phim trường. Hơn chục năm trước, một đoàn phim Pháp đến đây để quay bộ phim “Người tình” - một bộ phim rất nổi tiếng của đạo diễn Pháp J. Annaud. Các hãng phim trong nước chọn nơi đây để quay các bộ phim: “Chân trời nơi ấy”, “Những nẻo đường phù sa”, “Con nhà nghèo”, “Nợ đời”, “Xương rồng Cần Thơ”... Ngôi nhà cổ – vườn lan Bình Thủy đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Một số hình ảnh của nhà cổ Bình Thủy sưu tầm trên internet









 






Làng cổ Đường Lâm ( năm 2008 )

Một chuyến đi dã ngoại cùng với ae trong công ty Meinhardt đến làng cổ Đường Lâm. Thật tuyệt vời ! 










Ngôi nhà cổ 200 năm tuổi bên hồ Tây

( Sưu tầm tại: http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/nha-dep/khong-gian-song/ngoi-nha-co-200-nam-tuoi-ben-ho-tay-2963599.html )
Nhiều người muốn mua bộ khung nhà nhưng anh Ngô Quý Đức từ chối bởi anh thấy 'ở nhà cổ sướng hơn ở nhà 4-5 tầng nhiều'.
Anh Ngô Quý Đức là thế hệ thứ ba đang sống ở căn nhà 200 tuổi trên phố Thụy Khuê (Hà Nội). "Theo lời kể của ông tôi, nhà từng bị bỏ trống trong thời gian chiến tranh vì cả nhà đi tản cư về nông thôn. Khi về nhà thì bộ cửa đã bị đốt. Sau đó, nhà có sửa lại nhưng bộ khung còn giữ nguyên", anh Đức chia sẻ.

Làng Yên Thái xưa (nay là ngõ 562 phố Thuỵ Khê, Hà Nội) vẫn còn một ngôi nhà cổ 200 năm. Nhà có 24 cột lim được giữ nguyên vẹn như xưa. Phần bàn thờ gia tiên được thiết kế cùng với khung nhà.
IMG-6161.jpg
Hình ảnh bên trong nhà năm 2009 với bộ bàn ghế cũ. Hiện nay, chủ nhà đã thay đổi bộ mới nhưng vẫn rất hài hòa với nội thất bên trong.
IMG-8498.jpg
Ba gian giữa vẫn được giữ nguyên, hai gian nhà hai bên đã được xây thêm để phục vụ sinh hoạt.
IMG-8449.jpg
Phần mái nhà cầu kỳ nhìn từ bên trong.
IMG-6187.jpg
Nhà có ưu điểm mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát.
IMG-8445.jpg
IMG-8471.jpg
Họa tiết chạm trổ cùng những dòng chữ Hán trên các thanh xà mái nhà.
IMG-8541.jpg
'Gỗ xây nhà rất rắn, tôi đóng đinh bê tông vào còn cong cả đinh. Có lần thừa một thanh xà nhà, tôi mang đi làm tay vịn cầu thang. Hôm sau, thợ mộc trả về vì bị hỏng hai lưỡi cưa', anh Đức kể.
IMG-8485.jpg
Mộng gỗ vẫn còn rất chắc chắn.
IMG-8509.jpg
Cột nhà vuông có kích thước 10x10 cm bằng gỗ lim được đặt trên phiến đá vuông.
IMG-8443.jpg
Chủ nhà lưu giữ nhiều món đồ xưa trên kệ chạm trổ tinh tế.
Lê Bích

Ngôi nhà cổ gần 300 tuổi ở Hà Nội

( Sưu tầm tại: http://giadinh.vnexpress.net/photo/khong-gian-song/ngoi-nha-co-gan-300-tuoi-o-ha-noi-3029298.html )
Trong làng Đông Ngạc có nhà thờ dòng họ Đỗ được xem như đình làng thứ hai, hiện vẫn còn nguyên kiến trúc cách đây 3 thế kỷ.
Ngôi nhà nằm ở một ngõ sâu ở làng Đông Ngạc, được xây dưới thời vua Lê Cảnh Hưng năm 1760. Chiếc cổng cổ im lìm nhuốm màu thời gian.
 
Trước nhà là vườn cây um tùm. Theo ông Đỗ Quốc Hiến, hậu duệ đời thứ 15, cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Khi còn sống, cụ Đỗ Thế Giai đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương; đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần.

 
Ngôi nhà gồm nhà tiền tế và chính điện được dựng bởi các loại gỗ như lim, xoan rừng. Nhà có kiến trúc 5 gian, hai dĩ, lợp ngói âm dương truyền thống.
 
Đây là ngôi nhà thờ họ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc như một đình làng. Theo một Lệnh chỉ niên hiệu Cảnh Hưng 1868 mà gia đình lưu giữ, cụ Đỗ Thế Giai được phong làm Thượng đẳng phúc thần và ban cho tiền gạo thuế hàng năm. Thời đó, dòng họ Đỗ có hàng trăm mẫu ruộng phục vụ việc tế lễ.
 
Qua 3 thế kỷ, dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, giường thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ ngày xưa... Trước nhà tiền tế có các bức "Thiết thạch tinh trung" (trung thành như sắt đá), "Thượng đẳng phúc thần" (phong thần), bên trái là bức "Vạn phúc du đồng", bên phải là "Ngũ phúc lâm môn". Ngoài ra, còn có thêm hai bức Long mã thể hiện ý chí ngang dọc trời đất.
 
Giá trị của ngôi nhà dễ nhận thấy nhất qua đôi hạc đứng trên mình hai con rùa và hai tấm bia ở gian dĩ tòa nhà tiền tế. Đôi hạc đứng trên mai rùa bằng gỗ quý, có chiều cao hơn 2m. 
 
Hai tấm bia đá niên đại 1771 khắc ghi công trạng và đức độ của cụ tổ Đỗ Thế Giai và đưa ra các quy định về việc cúng bái.
 
Một chiếc bàn đá làm nơi bày đồ tế lễ, trước khi đưa vào gian chính điện phía sau.
 
Khoảng không rộng 50 cm là nơi lưu thông khí trời, ngăn cách nhà tế và chính điện. Nơi đây đặt các chậu cảnh, cây cối đem tới góc xanh mát.
 
Một không gian cổ của ngôi nhà với chum nước, cối đá, chiêng đồng cũng như các cột kèo loang lổ màu thời gian.
 
Toàn bộ gian chính điện là khu vực làm lễ của gia đình. Nơi đây đặt nhiều hương án, mâm đồng, kiệu, bia đá...
 
Qua thời gian, nhiều cây cột, kèo trong ngôi nhà đã bị hư hại nặng. Phần mái gỗ bị hỏng, mọt. Nền gạch cổ thấp nên hay bị úng khi mưa. Trong khả năng hạn hẹp, hàng năm, gia đình đều chắp vá, sửa sang tạm thời, cố gắng duy trì nguyên trạng cho ngôi nhà. Trong gần 100 ngôi nhà cổ ở làng Đông Ngạc, nhà thờ dòng họ Đỗ được đánh giá cổ nhất và có giá trị nhất.
 
Phan Dương

Sunday, 28 February 2016

Rêu phong phố cổ Hội An

( Nguồn sưu tầm tại: http://giadinh.vnexpress.net/photo/khong-gian-song/nhung-ngoi-nha-mai-reu-o-hoi-an-3016297.html )
Sau những cơn mưa dầm dề, rêu lại mọc xanh trên những mái nhà, bờ tường của nhà cổ Hội An (Quảng Nam).
Từ lâu, Hội An đã nổi tiếng với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, chiếc đèn lồng tinh xảo đủ sắc màu.

Đến Hội An vào mùa mưa, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt trên những mái nhà cổ với màu xanh mướt của rêu.
Rêu lên xanh lẫn vào màu trầm của mái ngói càng làm nổi bật lên những chiếc đèn lồng đủ sắc màu.
Không chỉ có rêu mà một số loại cây dại cũng đâm chồi nảy lộc trên mái nhà.
Rêu trên mái ngói đã trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân Hội An cũng như du khách tới với thành phố xinh xắn.
Rêu mọc xen kẽ giữa các khe ngói tạo cảm giác như một phần của lớp mái.
Không chỉ mọc trên mái, rêu còn bám trên các bức tường nhà, từ mặt đất lên tới tận mái.
Rêu mọc xen kẽ vào lớp cây dây leo mọc bám trên các bờ tường.
Ở Hội An, hầu như nhà nào cũng trồng cây xanh, hoa giấy khiến cho thành phố nhỏ thêm cổ kính, bình yên.
Những bức tường phủ kín cây dây leo xanh ngày càng nhiều ở Hội An.
Vũ Minh Quân