Tuesday 26 August 2014

Phố Nguyễn Gia Thiều


Nối từ phố Quang Trung đến phố Trần Bình Trọng, nguyên là phần đất thôn Liên Thủy. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này đổi là Liên Đường. Chỗ ngày nay lầ các số nhà 7-9 chính là đất chùa Liên Trì, tức chùa của làng Liên Đường cũ. Thời Pháp thuộc, đây là phố Bô-ni-pha-xi (rue Bonifacy). Sau CáchMạng đổi là phố Ôn Như Hầu.
Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798) người làng Liễu Ngạn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là con Nguyễn Gia Cư và quận chúa Trịnh Thị Ngọc Tuân. Vì là cháu ngoại chúa nên lúc nhỏ ông được nuôi dưỡng trong phủ Chúa. Năm 19 tuổi ông được bổ làm một chức quan võ rồi lần lần làm tới chức trấn thủ Hưng Hóa, tước phong là Ôn Như Hầu. Năm 1786, Tây Sơn ra bắc, nhà Trịnh sụp đổ, Nguyễn Gia Thiều trốn lên Hưng Hóa. Vua Quang Trung cho triệu về Thăng Long nhưng ông thoái thác, về quê ở nhà cho tới khi mất. Ông đã để lại một số thơ chữ Hán và chữ Nôm, nổi nhất là tập "Cung oán ngâm khúc" có nội dung phản ánh nỗi đau khổ của tầng lớp cung phi, tố cáo chế độ phong kiến chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ.





























Phố Trần Bình Trọng


Phố: dài 590m; từ phố Trần Hưng Đạo đến phố Trần Nhân Tông, cạnh phía tây hồ Thiền Quang, cắt ngang qua các phố Trần Quốc Toản, Nguyễn Du.
Đất thôn Yên Lập, Liên Thuỷ, Thiền Quang, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.
Nay thuộc phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) và phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng). 
Chỗ chạc ba với phố Nguyễn Thượng Hiền có cụm di tích  gồm 3 chùa: Quang Hoa, Pháp Hoa, Thiền Quang nằm cạnh hồ, được xếp hạng năm 1989.
Thời Pháp thuộc gọi là phố Đơloócmơ (rue Delorme).

Trần Bình Trọng (1259 - 1285): người xã Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam bây giờ; vốn họ Lê, làm tướng nhà Trần, có công lớn nên được ban họ vua. Năm 1285, ông chặn quân Mông - Nguyên ở sông Thiên Mạc, bị giặc bắt nhưng không chịu hang, ông đã mắng vào mặt chúng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Thoát Hoan đã giết ông. Vua Trần truy phong ông là Bảo Nghĩa Vương.