Friday 12 October 2012

NHÀ MÁI NGÓI CHIA GIAN

Một bước tiến lớn trong kiến thiết ngôi nhà ở cho những người dân Việt là đã hình thành những kiểu nhà mái ngói, chia gian, ví dụ như hai gian, ba gian, ba gian hai chái, hai thụt một hò, ba thụt hai thò ....



Lúc này cách thức xây dựng  và vật liệu xây dựng cũng đã thay đổi, nên ngôi nhà cũng được chế tạo sao cho bền vững hơn. Họ đã bắt đầu sử dụng than đá hoặc củi để nung đất thành gạch nung, rồi dùng loại vữa chắc hơn như mật trộn cát hoặc khi nung đá vôi thì họ có vôi để trộn với cát sau này.
Cùng do dùng lửa để nung đất thành loại vật liệu đất nung, họ đã chế tạo ra ngói được nung từ đất dùng để lợp mái thay cho lợp bằng cây lá như xưa.











 Có sự kết hợp giữa gỗ và gạch cho cột chịu lực của nhà, và họ cũng đã bắt đầu dùng đá tự nhiên có sơ chế cho việc xây dựng nhà ở như dùng làm chân đệm cột nhà, làm bậc thềm nhà, cột nhà ...
 Và việc sử dụng các loại vật liệu truyền thống này được phổ cập rộng rãi. Ở các làng nghề làm ăn phát triển, người ta xây ngăn các thửa đất, xây tường bao quanh nhà, lát nền đường bằng gạch nung, đá tấm ....
Những quần thể làng cổ người Việt còn lại cho đến bây giờ mang đậm dấu ấn của sự thay đổi về vật liệu xây dựng và cách thức xây dựng khi họ biết cách dùng lửa cho công nghệ xây dựng của mình.
Cũng không biết tự bao giờ mà người dân Việt biết nung vôi, nung gạch ngói, ai bày cho họ cách làm này ... chưa có một tài liệu lịch sử nào nhắc đến...


Người Việt cũng bắt đầu kỳ công hơn trong việc chọn loại vật liệu làm nhà, họ cũng đã lần tìm những loại vật liệu tốt hơn, bền hơn và đẹp hơn cho từng chi tiết cho đến tổng thể ngôi nhà, khuôn viên nơi họ sống.
























No comments: