Sunday 28 February 2016

Nhà rường hơn 100 năm tuổi xứ Huế

( Nguồn tại: http://dulich.vnexpress.net/photo/viet-nam/nha-ruong-hon-100-nam-tuoi-xu-hue-3030954.html )
Nằm gần dòng sông Hương thơ mộng, nhà vườn An Hiên với tổng diện tích 4.600 m2 vẫn còn giữ được nét kiến trúc độc đáo, tiêu biểu cho nhà rường Huế.
Trước năm 1895, chủ nhân của khu nhà là công chúa con vua Dục Đức. Người chủ tiếp theo là ông Phạm Đăng Khanh, cháu của đại thần Phạm Đăng Hưng, thời vua Gia Long. Năm 1920, nhà được bà Khâm Điệp tiếp quản. Năm 1936, đây là phủ đệ của Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi, Tuần phủ Hà Tĩnh. Sau ngày ông Nguyễn Đình Chi mất, vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến (từng là Hiệu trưởng của trường Đồng Khánh xưa) tiếp tục quản lý khu nhà vườn. Năm 1997, bà Xuân Yến qua đời, An Hiên thuộc quyền thừa kế của người con dâu Phan Thị Hoàng Oanh và bốn người cháu nội.
Cổng lớn dẫn vào nhà có hàng chè tàu được cắt tỉa gọn gàng tạo ra vòm cây xanh mát.

Phần mái ngôi nhà 3 gian 2 chái được lợp bằng ngói liệt, hai bên đắp rồng chầu, ở giữa đỉnh mái có hình hoa sen. Cột kèo trong nhà làm từ gỗ lim, mít... có khả năng chống mối mọt và có tuổi thọ cao.
Trước mặt nhà có bức bình phong được người dân tin rằng sẽ ngăn chặn những điều không tốt lành vào trong nhà.
Ao sen hay bể cạn phía trước nhà đại diện cho yếu tố thủy trong kiến trúc nhà vườn xưa. Bao quanh nhà là vườn cây với đủ loại hoa trái bốn mùa.
Gian chính giữa là nơi được dùng để thờ phụng theo nguyên tắc "tiền Phật hậu linh" (phía ngoài thờ Phật, phía trong thờ tổ tiên). Gian bên phải dành cho phận nữ nhi (theo lối phong kiến ngày xưa). Gian bên trái dùng để tiếp khách nam được bố trí bàn ghế và trà nước.
Rường là cách nói ngắn gọn của rường cột. Nhà rường có hệ thống cột kèo gỗ được dựng lên theo những quy tắc nhất định.
Nhà rường là một chỉnh thể thống nhất liên kết bởi các vì kèo, tạo nên bộ khung nhà vững chắc. Dù lớn đến đâu, nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ để có thể lắp ráp và tháo dỡ dễ dàng.
Ở nhà vườn An Hiên, đồ dùng cá nhân xưa của người phụ nữ vẫn còn nguyên vẹn.
Nhiều hoành phi, câu đối được treo trong nhà với triết lý sâu xa.
Những hoa văn, họa tiết được chạm trổ tinh xảo bao quanh cột chính, hệ thống vì kèo của ngôi nhà.
Phúc Nguyễ
n

Tuesday 16 February 2016

Tạo dáng nào






Phong lan đại châu ngọc điểm hay nghinh xuân, hay lan tai trâu


Sunday 14 February 2016

Đai châu ngọc điểm trả công cho người chăm








Lan đại châu ngọc điểm bung cánh hoa khoe hương sắc vào đúng dịp tết cổ truyền


Wednesday 10 February 2016

Trầm lặng chiều xuân Bính Thân nơi từ đường dòng họ




Cập nhật một số hình ảnh khu từ đường họ Trần ở thôn Trực Trì ( Điền Trì xưa ), Nam Sách, Hải Dương vào tết Bính Thân 2016

Sunday 7 February 2016

Bung cánh hoa chào nắng xuân

Nn




Rực rỡ những giò lan đại châu ngọc điểm trong ánh dương mùa xuân Bính Thân

Tuesday 2 February 2016

Trời hửng nắng





Ánh sáng từ nắng xuân chiếu rọi và sáng rực những cánh hoa lan thanh đạm lá cỏ nơi phòng làm việc

Monday 1 February 2016

Nghinh xuân khoe sắc







Phong lan là loài hoa Vua ( Vua thưởng lan, quan thưởng trà )






Wednesday 27 January 2016

Một giò đại châu bung cánh

Đại châu, đại châu ngọc điểm, nghinh xuân, tai trâu ...

Quà tặng của mẹ thiên nhiên


Mùa xuân đến trong hương sắc hoa lan
Cùng cái rét cuối đông buốt giá
Hôm nay trời như tỉnh giấc ngủ đông
Bảng điện một màu xanh mừng đất nước.


Thursday 21 January 2016

Mùa thu hoạch của tôi

Dạ ngọc minh châu bung hết thế này thì mấy ngày tết chỉ còn cọng hoa 

Hồ điệp tạo dáng   

Chồi hoa lan hồ điệp như những đôi sừng hưu



 Lan Đại châu ngọc điểm chuẩn bị bung cánh nào


Bông hồng sắp tàn để nụ hồng bung cánh