Monday 29 February 2016

Ngôi nhà cổ gần 300 tuổi ở Hà Nội

( Sưu tầm tại: http://giadinh.vnexpress.net/photo/khong-gian-song/ngoi-nha-co-gan-300-tuoi-o-ha-noi-3029298.html )
Trong làng Đông Ngạc có nhà thờ dòng họ Đỗ được xem như đình làng thứ hai, hiện vẫn còn nguyên kiến trúc cách đây 3 thế kỷ.
Ngôi nhà nằm ở một ngõ sâu ở làng Đông Ngạc, được xây dưới thời vua Lê Cảnh Hưng năm 1760. Chiếc cổng cổ im lìm nhuốm màu thời gian.
 
Trước nhà là vườn cây um tùm. Theo ông Đỗ Quốc Hiến, hậu duệ đời thứ 15, cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Khi còn sống, cụ Đỗ Thế Giai đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương; đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần.

 
Ngôi nhà gồm nhà tiền tế và chính điện được dựng bởi các loại gỗ như lim, xoan rừng. Nhà có kiến trúc 5 gian, hai dĩ, lợp ngói âm dương truyền thống.
 
Đây là ngôi nhà thờ họ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc như một đình làng. Theo một Lệnh chỉ niên hiệu Cảnh Hưng 1868 mà gia đình lưu giữ, cụ Đỗ Thế Giai được phong làm Thượng đẳng phúc thần và ban cho tiền gạo thuế hàng năm. Thời đó, dòng họ Đỗ có hàng trăm mẫu ruộng phục vụ việc tế lễ.
 
Qua 3 thế kỷ, dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, giường thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ ngày xưa... Trước nhà tiền tế có các bức "Thiết thạch tinh trung" (trung thành như sắt đá), "Thượng đẳng phúc thần" (phong thần), bên trái là bức "Vạn phúc du đồng", bên phải là "Ngũ phúc lâm môn". Ngoài ra, còn có thêm hai bức Long mã thể hiện ý chí ngang dọc trời đất.
 
Giá trị của ngôi nhà dễ nhận thấy nhất qua đôi hạc đứng trên mình hai con rùa và hai tấm bia ở gian dĩ tòa nhà tiền tế. Đôi hạc đứng trên mai rùa bằng gỗ quý, có chiều cao hơn 2m. 
 
Hai tấm bia đá niên đại 1771 khắc ghi công trạng và đức độ của cụ tổ Đỗ Thế Giai và đưa ra các quy định về việc cúng bái.
 
Một chiếc bàn đá làm nơi bày đồ tế lễ, trước khi đưa vào gian chính điện phía sau.
 
Khoảng không rộng 50 cm là nơi lưu thông khí trời, ngăn cách nhà tế và chính điện. Nơi đây đặt các chậu cảnh, cây cối đem tới góc xanh mát.
 
Một không gian cổ của ngôi nhà với chum nước, cối đá, chiêng đồng cũng như các cột kèo loang lổ màu thời gian.
 
Toàn bộ gian chính điện là khu vực làm lễ của gia đình. Nơi đây đặt nhiều hương án, mâm đồng, kiệu, bia đá...
 
Qua thời gian, nhiều cây cột, kèo trong ngôi nhà đã bị hư hại nặng. Phần mái gỗ bị hỏng, mọt. Nền gạch cổ thấp nên hay bị úng khi mưa. Trong khả năng hạn hẹp, hàng năm, gia đình đều chắp vá, sửa sang tạm thời, cố gắng duy trì nguyên trạng cho ngôi nhà. Trong gần 100 ngôi nhà cổ ở làng Đông Ngạc, nhà thờ dòng họ Đỗ được đánh giá cổ nhất và có giá trị nhất.
 
Phan Dương

Sunday 28 February 2016

Rêu phong phố cổ Hội An

( Nguồn sưu tầm tại: http://giadinh.vnexpress.net/photo/khong-gian-song/nhung-ngoi-nha-mai-reu-o-hoi-an-3016297.html )
Sau những cơn mưa dầm dề, rêu lại mọc xanh trên những mái nhà, bờ tường của nhà cổ Hội An (Quảng Nam).
Từ lâu, Hội An đã nổi tiếng với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, chiếc đèn lồng tinh xảo đủ sắc màu.

Đến Hội An vào mùa mưa, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt trên những mái nhà cổ với màu xanh mướt của rêu.
Rêu lên xanh lẫn vào màu trầm của mái ngói càng làm nổi bật lên những chiếc đèn lồng đủ sắc màu.
Không chỉ có rêu mà một số loại cây dại cũng đâm chồi nảy lộc trên mái nhà.
Rêu trên mái ngói đã trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân Hội An cũng như du khách tới với thành phố xinh xắn.
Rêu mọc xen kẽ giữa các khe ngói tạo cảm giác như một phần của lớp mái.
Không chỉ mọc trên mái, rêu còn bám trên các bức tường nhà, từ mặt đất lên tới tận mái.
Rêu mọc xen kẽ vào lớp cây dây leo mọc bám trên các bờ tường.
Ở Hội An, hầu như nhà nào cũng trồng cây xanh, hoa giấy khiến cho thành phố nhỏ thêm cổ kính, bình yên.
Những bức tường phủ kín cây dây leo xanh ngày càng nhiều ở Hội An.
Vũ Minh Quân

Nhà rường hơn 100 năm tuổi xứ Huế

( Nguồn tại: http://dulich.vnexpress.net/photo/viet-nam/nha-ruong-hon-100-nam-tuoi-xu-hue-3030954.html )
Nằm gần dòng sông Hương thơ mộng, nhà vườn An Hiên với tổng diện tích 4.600 m2 vẫn còn giữ được nét kiến trúc độc đáo, tiêu biểu cho nhà rường Huế.
Trước năm 1895, chủ nhân của khu nhà là công chúa con vua Dục Đức. Người chủ tiếp theo là ông Phạm Đăng Khanh, cháu của đại thần Phạm Đăng Hưng, thời vua Gia Long. Năm 1920, nhà được bà Khâm Điệp tiếp quản. Năm 1936, đây là phủ đệ của Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi, Tuần phủ Hà Tĩnh. Sau ngày ông Nguyễn Đình Chi mất, vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến (từng là Hiệu trưởng của trường Đồng Khánh xưa) tiếp tục quản lý khu nhà vườn. Năm 1997, bà Xuân Yến qua đời, An Hiên thuộc quyền thừa kế của người con dâu Phan Thị Hoàng Oanh và bốn người cháu nội.
Cổng lớn dẫn vào nhà có hàng chè tàu được cắt tỉa gọn gàng tạo ra vòm cây xanh mát.

Phần mái ngôi nhà 3 gian 2 chái được lợp bằng ngói liệt, hai bên đắp rồng chầu, ở giữa đỉnh mái có hình hoa sen. Cột kèo trong nhà làm từ gỗ lim, mít... có khả năng chống mối mọt và có tuổi thọ cao.
Trước mặt nhà có bức bình phong được người dân tin rằng sẽ ngăn chặn những điều không tốt lành vào trong nhà.
Ao sen hay bể cạn phía trước nhà đại diện cho yếu tố thủy trong kiến trúc nhà vườn xưa. Bao quanh nhà là vườn cây với đủ loại hoa trái bốn mùa.
Gian chính giữa là nơi được dùng để thờ phụng theo nguyên tắc "tiền Phật hậu linh" (phía ngoài thờ Phật, phía trong thờ tổ tiên). Gian bên phải dành cho phận nữ nhi (theo lối phong kiến ngày xưa). Gian bên trái dùng để tiếp khách nam được bố trí bàn ghế và trà nước.
Rường là cách nói ngắn gọn của rường cột. Nhà rường có hệ thống cột kèo gỗ được dựng lên theo những quy tắc nhất định.
Nhà rường là một chỉnh thể thống nhất liên kết bởi các vì kèo, tạo nên bộ khung nhà vững chắc. Dù lớn đến đâu, nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ để có thể lắp ráp và tháo dỡ dễ dàng.
Ở nhà vườn An Hiên, đồ dùng cá nhân xưa của người phụ nữ vẫn còn nguyên vẹn.
Nhiều hoành phi, câu đối được treo trong nhà với triết lý sâu xa.
Những hoa văn, họa tiết được chạm trổ tinh xảo bao quanh cột chính, hệ thống vì kèo của ngôi nhà.
Phúc Nguyễ
n

Tuesday 16 February 2016

Tạo dáng nào






Phong lan đại châu ngọc điểm hay nghinh xuân, hay lan tai trâu


Sunday 14 February 2016

Đai châu ngọc điểm trả công cho người chăm








Lan đại châu ngọc điểm bung cánh hoa khoe hương sắc vào đúng dịp tết cổ truyền


Wednesday 10 February 2016

Trầm lặng chiều xuân Bính Thân nơi từ đường dòng họ




Cập nhật một số hình ảnh khu từ đường họ Trần ở thôn Trực Trì ( Điền Trì xưa ), Nam Sách, Hải Dương vào tết Bính Thân 2016

Sunday 7 February 2016

Bung cánh hoa chào nắng xuân

Nn




Rực rỡ những giò lan đại châu ngọc điểm trong ánh dương mùa xuân Bính Thân

Tuesday 2 February 2016

Trời hửng nắng





Ánh sáng từ nắng xuân chiếu rọi và sáng rực những cánh hoa lan thanh đạm lá cỏ nơi phòng làm việc

Monday 1 February 2016

Nghinh xuân khoe sắc







Phong lan là loài hoa Vua ( Vua thưởng lan, quan thưởng trà )






Wednesday 27 January 2016

Một giò đại châu bung cánh

Đại châu, đại châu ngọc điểm, nghinh xuân, tai trâu ...