Monday, 12 November 2012

Phố Trần Hưng Đạo








































Phố Chu Văn An



Dài 500m; từ đường Điện Biên Phủ tới phố Nguyễn Thái Học, cắt ngang qua các phố Lê Hồng Phong, Trần Phú.
Đất Thành Nội cũ.
Nay thuộc phường Điện Biên, Ba Đình. Thời Pháp thuộc là đại lộ Van Vôlenhôven (avenue Van Vollenhoven). Sau Cách mạng: phố Nhâm Diên. Từ thời tạm chiếm mang tên này.
Chu Văn An (1292 - 1370): Nhà giáo, nhà thơ, hiệu Tiều Ẩn, người làng Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Ông đỗ thái học sinh đời Trần Anh Tông (1293 - 1314), không ra làm quan, mở trường dạy học ở Huỳnh Cung bên sông Tô, có nhiều học trò nổi danh. Vua Trần Minh Tông (1313 - 1329) vời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Thấy bọn quan lại vô đạo, ông dâng sớ xin vua Dụ Tông chém 7 tên gian nịnh không được bèn từ quan về ở ẩn và mất ở núi Phượng Hoàng, huyện Chí Linh (Hải Dương). Ông có tập thơ Tiều Ẩn thi tập. Vua Trần cho thờ ông ở Văn Miếu. Đình Thanh Liệt thờ ông làm Thành hoàng làng.






















Tuesday, 6 November 2012

Dấu ấn kiến trúc Pháp trên phố Trần Quốc Toản



Phố Trần Quốc Toản: dài 1,2km; từ phố Huế đến phố Yết Kiêu, cắt ngang qua các phố Bà Triệu, Trương Hán Siêu, Quang Trung, Liên Trì, Trần Bình Trọng. Đất thôn Hồi Thuần (tổng Tả Nghiêm) và thôn Liên Thủy (tổng Tiền Nghiêm), huyện Thọ Xương cũ.
Nay thuộc các phường Hàng Bài, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Thời hoà bình lập lại, triển lãm Yết Kiêu và Nhà hát Nhân dân được xây dựng ở cuối phố đã chặn hẳn một đoạn, nên phố này chỉ đến phố Trần Bình Trọng; năm 1997 mở thông lại đi phía sau Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt Xô.
Thời Pháp thuộc: Lúc đầu mới mở là đường 76 (Voie 76) sau đổi là phố Rênắc (rue Reinach). Từ 1945 mang tên này.

Trần Quốc Toản (1267 - 1285): tướng trẻ anh hùng trong kháng chiến chống Mông - Nguyên, dòng tôn thất, tước Hoài Văn hầu, nổi tiếng vì không được dự Hội nghị Bình Than đã bóp nát quả cam trong tay. Ông trở về mộ quân, kéo cờ “phá cường địch, báo hoàng ân” - tỏ rõ chí khí, tham gia vào chiến thắng Tây Kết, Chương Dương. Ông hy sinh anh dũng trong trận chặn đánh Thoát Hoan ở sông Như Nguyệt, khi mới 18 tuổi.