- LIST
- TRUYỀN THỐNG
- HIỆN ĐẠI
- HÀ NỘI PHỐ
- Khu đô thị mới
- Phố Trần Quốc Toản
- Phố Chu Văn An
- Chiều Hồ Tây
- Hotel Metropole HaNoi
- Trần Hưng Đạo
- Phố Hàng Đào
- Phố Hàng Ngang
- Phố Lê Hồng Phong
- Phố Hoàng Diệu
- Tô Hiến Thành
- Phố Bà Triệu
- Phố Hàng Bài
- Phố Ngô Quyền
- Phố Tuệ Tĩnh
- Đường Nguyễn Du
- Phố Điện Biên Phủ
- Phố Trần Bình Trọng
- Trấn Vũ Tây Hồ
- Phố Trần Phú
- Phố Ngô Thì Nhậm
- Phố Nguyễn Gia Thiều
- Phố Hàm Long
- Hùng Vương
- NỘI THẤT
- CHUYÊN MÔN
- Phong cách kiến trúc
- Xu hướng kiến trúc
- Biến tấu không gian nhà phố
- Phong cách làng quê hiện đại
- Không gian cho tâm linh
- Thư giãn với vườn sân thượng
- Lịch sử kiến trúc
- Công năng và nghệ thuật
- Vật liệu mới
- Kỹ thuật xây dựng mới
- Chi tiết đẹp và tiện dụng
- Kiến trúc và cảm nhận
- Nguyên lý sáng tác
- Kiến trúc cảnh quan
- Căn hộ trong chung cư cao tầng
- Thư viện photoshop
- Thư viện CAD
- Thư viện 3ds max
- Lý thuyết miền cảnh quan
- Lý thuyết sự tự định hướng
- THẾ GIỚI
- TƯ VẤN
- Bảng giá thiết kế
- Liên hệ
- Thiết kế biệt thự
- Thiết kế nhà chia lô
- Thiết kế nhà thờ
- Thiết kế đình chùa
- Thiết kế cảnh quan
- Thiết kế công trình khác
- Không gian tâm linh
- Tư vấn vườn sân thượng
- Công việc chuẩn bị cho xây nhà
- Chọn tuổi xây nhà
- Phong thủy nhà ở
- Phong thủy văn phòng
- Cơ sở luận pháp
- Dương trạch
- Âm trạch
- Thủy pháp
- Dụng cụ phong thủy hỗ trợ
- Áp dụng cho thiết kế
- TRANH SƠN DẦU
Monday, 29 February 2016
Ngôi nhà cổ 200 năm tuổi bên hồ Tây
( Sưu tầm tại: http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/nha-dep/khong-gian-song/ngoi-nha-co-200-nam-tuoi-ben-ho-tay-2963599.html )
Nhiều người muốn mua bộ khung nhà nhưng anh Ngô Quý Đức từ chối bởi anh thấy 'ở nhà cổ sướng hơn ở nhà 4-5 tầng nhiều'.
Anh Ngô Quý Đức là thế hệ thứ ba đang sống ở căn nhà 200 tuổi trên phố Thụy Khuê (Hà Nội). "Theo lời kể của ông tôi, nhà từng bị bỏ trống trong thời gian chiến tranh vì cả nhà đi tản cư về nông thôn. Khi về nhà thì bộ cửa đã bị đốt. Sau đó, nhà có sửa lại nhưng bộ khung còn giữ nguyên", anh Đức chia sẻ.
Làng Yên Thái xưa (nay là ngõ 562 phố Thuỵ Khê, Hà Nội) vẫn còn một ngôi nhà cổ 200 năm. Nhà có 24 cột lim được giữ nguyên vẹn như xưa. Phần bàn thờ gia tiên được thiết kế cùng với khung nhà.
|
Hình ảnh bên trong nhà năm 2009 với bộ bàn ghế cũ. Hiện nay, chủ nhà đã thay đổi bộ mới nhưng vẫn rất hài hòa với nội thất bên trong.
|
Ba gian giữa vẫn được giữ nguyên, hai gian nhà hai bên đã được xây thêm để phục vụ sinh hoạt.
|
Phần mái nhà cầu kỳ nhìn từ bên trong.
|
Nhà có ưu điểm mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát.
|
Họa tiết chạm trổ cùng những dòng chữ Hán trên các thanh xà mái nhà.
|
'Gỗ xây nhà rất rắn, tôi đóng đinh bê tông vào còn cong cả đinh. Có lần thừa một thanh xà nhà, tôi mang đi làm tay vịn cầu thang. Hôm sau, thợ mộc trả về vì bị hỏng hai lưỡi cưa', anh Đức kể.
|
Mộng gỗ vẫn còn rất chắc chắn.
|
Cột nhà vuông có kích thước 10x10 cm bằng gỗ lim được đặt trên phiến đá vuông.
|
Chủ nhà lưu giữ nhiều món đồ xưa trên kệ chạm trổ tinh tế.
|
Lê Bích
Ngôi nhà cổ gần 300 tuổi ở Hà Nội
( Sưu tầm tại: http://giadinh.vnexpress.net/photo/khong-gian-song/ngoi-nha-co-gan-300-tuoi-o-ha-noi-3029298.html )
Trong làng Đông Ngạc có nhà thờ dòng họ Đỗ được xem như đình làng thứ hai, hiện vẫn còn nguyên kiến trúc cách đây 3 thế kỷ.
Ngôi nhà nằm ở một ngõ sâu ở làng Đông Ngạc, được xây dưới thời vua Lê Cảnh Hưng năm 1760. Chiếc cổng cổ im lìm nhuốm màu thời gian.
Trước nhà là vườn cây um tùm. Theo ông Đỗ Quốc Hiến, hậu duệ đời thứ 15, cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Khi còn sống, cụ Đỗ Thế Giai đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương; đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần.
Ngôi nhà gồm nhà tiền tế và chính điện được dựng bởi các loại gỗ như lim, xoan rừng. Nhà có kiến trúc 5 gian, hai dĩ, lợp ngói âm dương truyền thống.
Đây là ngôi nhà thờ họ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc như một đình làng. Theo một Lệnh chỉ niên hiệu Cảnh Hưng 1868 mà gia đình lưu giữ, cụ Đỗ Thế Giai được phong làm Thượng đẳng phúc thần và ban cho tiền gạo thuế hàng năm. Thời đó, dòng họ Đỗ có hàng trăm mẫu ruộng phục vụ việc tế lễ.
Qua 3 thế kỷ, dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, giường thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ ngày xưa... Trước nhà tiền tế có các bức "Thiết thạch tinh trung" (trung thành như sắt đá), "Thượng đẳng phúc thần" (phong thần), bên trái là bức "Vạn phúc du đồng", bên phải là "Ngũ phúc lâm môn". Ngoài ra, còn có thêm hai bức Long mã thể hiện ý chí ngang dọc trời đất.
Giá trị của ngôi nhà dễ nhận thấy nhất qua đôi hạc đứng trên mình hai con rùa và hai tấm bia ở gian dĩ tòa nhà tiền tế. Đôi hạc đứng trên mai rùa bằng gỗ quý, có chiều cao hơn 2m.
Hai tấm bia đá niên đại 1771 khắc ghi công trạng và đức độ của cụ tổ Đỗ Thế Giai và đưa ra các quy định về việc cúng bái.
Khoảng không rộng 50 cm là nơi lưu thông khí trời, ngăn cách nhà tế và chính điện. Nơi đây đặt các chậu cảnh, cây cối đem tới góc xanh mát.
Một không gian cổ của ngôi nhà với chum nước, cối đá, chiêng đồng cũng như các cột kèo loang lổ màu thời gian.
Toàn bộ gian chính điện là khu vực làm lễ của gia đình. Nơi đây đặt nhiều hương án, mâm đồng, kiệu, bia đá...
Qua thời gian, nhiều cây cột, kèo trong ngôi nhà đã bị hư hại nặng. Phần mái gỗ bị hỏng, mọt. Nền gạch cổ thấp nên hay bị úng khi mưa. Trong khả năng hạn hẹp, hàng năm, gia đình đều chắp vá, sửa sang tạm thời, cố gắng duy trì nguyên trạng cho ngôi nhà. Trong gần 100 ngôi nhà cổ ở làng Đông Ngạc, nhà thờ dòng họ Đỗ được đánh giá cổ nhất và có giá trị nhất.
Phan Dương
Sunday, 28 February 2016
Rêu phong phố cổ Hội An
( Nguồn sưu tầm tại: http://giadinh.vnexpress.net/photo/khong-gian-song/nhung-ngoi-nha-mai-reu-o-hoi-an-3016297.html )
Sau những cơn mưa dầm dề, rêu lại mọc xanh trên những mái nhà, bờ tường của nhà cổ Hội An (Quảng Nam).
Từ lâu, Hội An đã nổi tiếng với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, chiếc đèn lồng tinh xảo đủ sắc màu.
Rêu trên mái ngói đã trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân Hội An cũng như du khách tới với thành phố xinh xắn.
Ở Hội An, hầu như nhà nào cũng trồng cây xanh, hoa giấy khiến cho thành phố nhỏ thêm cổ kính, bình yên.
Vũ Minh Quân
Nhà rường hơn 100 năm tuổi xứ Huế
( Nguồn tại: http://dulich.vnexpress.net/photo/viet-nam/nha-ruong-hon-100-nam-tuoi-xu-hue-3030954.html )
Nằm gần dòng sông Hương thơ mộng, nhà vườn An Hiên với tổng diện tích 4.600 m2 vẫn còn giữ được nét kiến trúc độc đáo, tiêu biểu cho nhà rường Huế.
Trước năm 1895, chủ nhân của khu nhà là công chúa con vua Dục Đức. Người chủ tiếp theo là ông Phạm Đăng Khanh, cháu của đại thần Phạm Đăng Hưng, thời vua Gia Long. Năm 1920, nhà được bà Khâm Điệp tiếp quản. Năm 1936, đây là phủ đệ của Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi, Tuần phủ Hà Tĩnh. Sau ngày ông Nguyễn Đình Chi mất, vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến (từng là Hiệu trưởng của trường Đồng Khánh xưa) tiếp tục quản lý khu nhà vườn. Năm 1997, bà Xuân Yến qua đời, An Hiên thuộc quyền thừa kế của người con dâu Phan Thị Hoàng Oanh và bốn người cháu nội.
Trước mặt nhà có bức bình phong được người dân tin rằng sẽ ngăn chặn những điều không tốt lành vào trong nhà.
Ao sen hay bể cạn phía trước nhà đại diện cho yếu tố thủy trong kiến trúc nhà vườn xưa. Bao quanh nhà là vườn cây với đủ loại hoa trái bốn mùa.
Gian chính giữa là nơi được dùng để thờ phụng theo nguyên tắc "tiền Phật hậu linh" (phía ngoài thờ Phật, phía trong thờ tổ tiên). Gian bên phải dành cho phận nữ nhi (theo lối phong kiến ngày xưa). Gian bên trái dùng để tiếp khách nam được bố trí bàn ghế và trà nước.
Rường là cách nói ngắn gọn của rường cột. Nhà rường có hệ thống cột kèo gỗ được dựng lên theo những quy tắc nhất định.
Nhà rường là một chỉnh thể thống nhất liên kết bởi các vì kèo, tạo nên bộ khung nhà vững chắc. Dù lớn đến đâu, nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ để có thể lắp ráp và tháo dỡ dễ dàng.
Phúc Nguyễ
n
n
Saturday, 27 February 2016
Subscribe to:
Posts (Atom)