Friday 12 October 2012

NHÀ TRANH VÁCH ĐẤT


 Những ngôi nhà tranh vách đất đơn sơ với mảnh vườn chuối phía sau, cau phía trước ... nơi thôn dã thủa ấu thơ hằn in trong ký ức bao người... Giờ đây nhớ tới nó chỉ là những hình ảnh trong trí óc và góp nhặt được một vài góc ảnh trên mạng, hoặc gặp lại hình ảnh này ở các khu nghỉ dưỡng, văn hóa bảo tồn ...

 Cái thủa xa xưa của người dân đất Việt là thế đó, từ ăn hang ở lỗ như bao giống người khác trên thế giới, họ đã bắt đầu sống qui tụ lại và dựng lên những chòm xóm bằng những ngôi nhà lá đơn sơ rồi dần đến những ngôi nhà tranh vách đất. Bằng những nguyên liệu tự nhiên nơi họ sống như tranh, tre, nứa, lá, bùn đất.... họ đã dựng lên mái ấm gia đình tồn tại cùng thời gian ...



 Nhớ ngày nhỏ, khi gia đình tôi làm ngôi nhà tranh vách đất ba gian. Trước đó một thời gian khoảng mấy tháng, bố tôi và những người đàn ông trong làng xóm họ hàng đã cùng chặt tre, chặt các cây xoan to để ngâm dưới bùn ao.Các cây tre và cây gỗ xoan này được vớt lên rồi chia, đánh dấu, cưa cắt, đục đẽo  để làm bộ khung cột và kèo nhà, tiếp đó chẻ tre thành nan để đan các bức vách và néo buộc chặt vào hệ khung nhà .

 . Sau đó là trộn bùn với rơm khô, mọi người đánh một mẻ thật to ở giữa sân gọi là vữa trát, rồi cho vào xô, chậu bê đến các vị trí vách và bắt đầu dùng tay bốc và nhét vào các lỗ theo mắt đan trên vách nan tre ( có nhà dùng nứa ). Ngay sau đó khi bùn vữa vẫn ướt thì dùng tay xoa cho mịn và phẳng mặt tường. Vậy là cứ thế mọi người hì hục làm trong khoảng 2 ngày là các bức tường gần như đã xong. Trên các bức tường cũng tạo các cửa sổ, cửa thoáng giáp mái bằng các song tre hoặc nứa. Tiếp đó là công đoạn lợp mái, ở quê tôi thì  lợp mái bằng rạ lúa. Rạ lúa được chọn ở ruộng lúa cây dài và tốt, sau khi tuốt, đập hết thóc thì phơi khô theo nếp đều đặn chứ không rũ rối. Khi rạ đã phơi khô sẽ được cất cẩn thận để dùng cho lợp mái hoặc đảo mái nhà sau này. Lúc lợp mái, các lớp rạ được rải đều và gối lên nhau dần lên đến đỉnh, neo xuống nan mái bằng lạt tre non hoặc lạt giang.
 Khi đến đỉnh thì cắt mo cau xếp gối để úp nóc, và có hai nẹp tre hai bên neo chặt xuống nan mái. Cuối cùng là cắt bằng phần diềm dưới của mái bằng liềm hoặc kê tấm gỗ ở dưới và dùng dao chặt.
 Công đoạn làm nền nhà cùng toàn sử dụng thủ công và vật liệu tự nhiên, nền được tôn bằng đất sét đầm nện rất chặt, được cán phẳng và dùng chai thủy tinh lăn qua lăn lại cho bề mặt mịn, rắn chắc.


 Hồi nhở ở quê tôi có nhiều ngôi nhà tranh vách đất tồn tại rất lâu, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh những bậu nền nhà trước cửa mòn vẹt vì vết chân người đi lại. Mấy anh em và tụi bạn tôi còn chơi nhiều trò trên nền nhà như đóng vỏ quả trám thành những hình kỳ quặc, vẽ vòng để phi tiêu, chơi ô ăn quan...





 Dưới đây là ngôi nhà tranh vách đất của cụ thân sinh của bác Hồ.

Wednesday 10 October 2012

CỔNG LÀNG

Cổng làng được hiểu và lưu chụp lại theo khu vực địa phương là đồng bằng bắc bộ là chủ yếu. 




Trong đó có cả cổng làng hoang vắng trữ tình nơi thôn quê, hoặc rêu phong bụi bặm đầy dấu ấn năm tháng nơi phố phường đô hội. 





























Có những cổng làng hoành tráng của những làng nghề giàu có thời xa xưa, hay những cổng làng nhỏ bé ẩn náu, lép mình bên cây đa cổ thụ, bụi tre ngà ...






Tuesday 18 September 2012

Cây đa bến nước sân đình

Có ai đó nói rằng: " cây đa bến nước sân đình " Và cũng có người nói: " Cây đa giếng nước sân đình " ; rồi còn có người nói: " Cây đa bến nước con đò "... 




Dù có nói kiểu gì thì cái kiểu nói trên vẫn luôn gợi nhớ cho chúng ta về hình ảnh quê hương, tuổi thơ, về ngồn cội. 







  Khi lớn lên,qua bao bôn ba, thăng trầm để tạo dựng cuộc sống cho mình, nhưng cái hình ảnh với vẻ đơn sơ, chân chất và chữ tình đó... ăn sâu trong tâm trí chúng ta, mỗi lần tìm lại trong ký ức cũng như chợt gặp đâu đó trong thực tại đều khiến tâm hồn ta bồi hồi, da diết một tình cảm về quê hương về tuổi thơ !

Tuesday 11 September 2012

XIN CHÀO !

     Với blog NHADANVIETNAM này, hy vong tôi sẽ mô phỏng, sưu tầm và truyền tải được phần nào các phong cách, trường phái của kiến trúc Việt Nam theo những khung thời gian bất chợt mình nắm bắt được, sưu tầm được. Kèm theo đó là các bản vẽ những công trình nhà ở mà tôi đã thiết kế hoặc tham gia thiết kế và những bình luận chuyên môn mang tính riêng tư.  Quý vị ghé qua thưởng lãm và bớt chút thời gian đàm đạo, luận bàn để chúng ta cùng mở mang thêm tầm hiểu biết về kiến trúc Việt Nam, nếp suy nghĩ về nơi ăn chốn ở của người Việt. Cũng hy vọng quý vị sẽ có được những cảm nhận mới mẻ, thiết thực và những điều tốt đẹp hơn cho việc hoạch định nơi ăn, chốn ở của mình.

Trân trọng cám ơn !

Y sỹ YHCT, kiến trúc sư Trần Minh Hộ
Mobifone: 0772223860
Website kiến trúc: https://archhome.vn/
Website y hoc: https://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/
email: kientrucsuho@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/ho.tranminh.3

............................................................................................................
Bài mới nhất
KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG












KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Phố Trần Quốc Toản
Phố Nguyễn Gia Thiều
Phố Hùng Vương
Phố Hàm Long
Phố Nguyễn Du
Phố Hàng Bài
Phố Hai Bà Trưng
Phố Huế
Phố Lò Đúc
Phố Trần Quang Khải
Phố Trần Nhân Tông
Phố Khâm Thiên
Phố Quang Trung
Phố Ngô Thì Nhậm


KIẾN TRÚC SƯ VÀ TÁC PHẨM
LÝ LUẬN KIẾN TRÚC
KIẾN TRÚC VIỆT NAM


TƯ VẤN THIẾT KẾ
KIẾN TRÚC THẾ GIỚI
TƯ VẤN KHÁC
Hợp đồng thi công xây lắp nhà dân ( khoán khần nhân công )
Lập hồ sơ dự thầu thi công xây lắp
Biểu mẫu quản lý dự án
Biểu mẫu, trình tự tư vấn giám sát